Chỉ cần thêm một ít muối, ly cà phê của bạn sẽ dễ uống hơn rất nhiều.
Vị ngọt không phải cách duy nhất để làm cà phê bớt đắng, bên cạnh đó, thực tế là nếu bạn dùng thường xuyên sữa đặc (pha chung với cà phê sữa Việt Nam) hay sữa tươi béo ngậy (trong cà phê latte), thậm chí đơn giản là đường (trong cà phê đen đá) thì chúng rất dễ làm tăng lượng đường, calories trong cơ thể, gây thừa cân. Với người mắc bệnh tiểu đường thì lại càng không thể uống những thứ có đường.
Vì thế, giải pháp dành cho người nghiện cà phê nhưng ngại tăng cân là bạn có thể thay thế đường bằng muối ăn, nguyên liệu trung hòa vị đắng khá tốt, không gây béo.
Cà phê muối không được nhiều người biết đến ở Việt Nam, nhưng nó khá phổ biến ở một số nước trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển… Cách pha khá đơn giản, bạn có thể trộn lượng nhỏ muối vào chung với bột cà phê xay trước khi cho vào phin lọc bình thường, hoặc thêm vào bột cà phê hòa tan trước khi chế nước sôi vào ly là được.
Tùy khẩu vị mà cho ít hay nhiều muối. Muối chúng ta thường dùng để nấu ăn là natri clorua, khi hòa tan vào dung dịch nước giải phóng các ion natri, kiềm chế vị đắng. Đây là nguyên nhân khiến cà phê vẫn thơm nhưng không khó uống, lại thêm một chút vị mặn lạ miệng. Nếu sợ mặn, bạn có thể sử dụng muối natri axetat vị nhạt hơn để thay thế.
More Stories
Thời điểm nào trong ngày không nên uống cà phê?
Lý do nên uống nước trước khi uống trà hoặc cà phê
Phát hiện điều bí mật làm cho cà phê trở nên mê hoặc